CẨM NANG
du học
Đếm ngược 1 tháng
Chọn nhà ở:
Ký túc xá (On campus)
An toàn cho sinh viên bởi phần lớn các đều thuộc sự quản lý của trường đại học.
Lời khuyên: nếu chưa quen môi trường mới, bạn nên ở KTX trong 6 tháng đầu, sau đó cân nhắc chuyển ra ngoài nếu muốn tiết kiệm hơn
Thuê ngoài (Off campus)
Share house: Cùng các sinh viên khác thuê 1 căn nhà và chia phòng. Với loại hình này, bạn sẽ có cơ hội giao lưu và kết bạn với sinh viên đến từ các quốc gia khác. 
Lời khuyên: hãy thống nhất chi tiêu, vệ sinh, giờ giấc với bạn cùng nhà để tránh những bất hoà sau này 
Studio hoặc 1-bedroom apartment: Phù hợp với những bạn thích sự riêng tư, tuy nhiên, điều này sẽ phải đánh đổi bằng mức chi phí cao hơn.
Lời khuyên: Trải nghiệm độc lập nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro về sự an toàn 
*Nhiều trường/ thành phố yêu cầu sinh viên năm nhất phải ở ký túc xá, hãy kiểm tra thông tin này.

trước khi lên đường
CHỌN NHÀ Ở
Tiêu chí khi chọn nhà:
Những dấu hiệu có thể bạn đang bị "đào lửa"
⚠️ Không có hợp đồng nhà rõ ràng, cụ thể
⚠️ Dễ đồng ý với việc thuê ngắn hạn
⚠️ Trên các hội nhóm người Việt, có những bài cho thuê, ở ghép được đăng đi đăng lại, đó có thể là dấu hiệu căn nhà hoặc chủ nhà đó có gì “bất thường"
⚠️ Giá thuê rẻ bất thường so với khu vực 
⚠️ Yêu cầu đặt cọc trước khi cho xem nhà/phòng
⚠️ Không cho xem nhà trực tiếp hoặc qua video call
⚠️ Liên tục hối thúc cọc “nhanh mới giữ phòng”
⚠️
 ĐỊA ĐIỂM
GIẤY TỜ VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT
NẾU BẠN CÓ Ý ĐỊNH Ở CHUNG
Trước ngày lên đường 
Check kỹ những hạng mục sau đấy để tránh “Ôi xong rồi" khi lên sân bay

Đặt ngay

Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng
Thư mời nhập học: I-20 (Mỹ), CAS (Anh), CoE (Úc)
Vé máy bay, booking khách sạn (nếu có)
Giấy tờ học tập: bảng điểm, bằng cấp, dịch thuật công chứng
Hồ sơ y tế: giấy khám sức khỏe, sổ tiêm chủng

Đặt ngay

Vật dụng cá nhân: Bàn chải, khăn mặt, khăn tắm,...
Các loại thuốc cơ bản như Thuốc cảm, thuốc ho, thuốc đau bụng, thuốc nhỏ mắt, thuốc sát trùng ...(1)
Ổ cắm (kiểm tra trước thành phố của bạn dùng ổ cắm mấy chân)
Đầu lọc nước (Do nguồn nước ở UK là nước cứng, nếu dùng để vệ sinh có thể gây rụng tóc, nổi mụn...)
Mắt kính dự phòng
Tiền nhỏ hơn 50GBP để thuận tiện cho việc đi lại, chi tiêu
Quần áo thông dụng (2)
Áo giữ nhiệt
Quần áo dịp đặc biệt: Các bạn nam hãy mang theo 1 bộ vest và các bạn nữ hay mang theo áo dài để có thể mặc cho những dịp lịch sự
Nếu bạn quen dùng mỹ phẩm Hàn, Nhật thì nên mang theo vì mỹ phẩm Châu Á thường khá đắt
Lưu ý:
(1) Với những loại thuốc đặc trị, bạn hay mang theo đơn thuốc và hồ sơ bệnh án được dịch sang tiếng anh
(2) Không nên mang quá nhiều, vì các bạn du học sinh thường sẽ mua nhiều quá áo mới
Giấy tờ
Hành lý
MUA VÉ MÁY BAY
Đi đâu xa - Mua ngay tại INDEC 
Giá hợp lý 100% thấp hơn trên website - Ưu đãi độc quyền
Ưu đãi thêm Kg ký gửi cho sinh viên 
Đổi/Hoàn/hủy linh hoạt kể cả bị nhỡ visa 

Đặt vé ngay!

Phạm vi chi trả: thăm khám bác sĩ đa khoa, điều trị tại bệnh viện và nhận các dịch vụ cấp cứu (ngoại trừ 1 vài trường hợp đặc biệt)

UK

Bảo hiểm du học
Bạn phải đóng một khoản phí bắt buộc liên quan đến y tế như một phần của quá trình xin thị thực, được gọi là Immigration Health Surcharge (IHS)
Ngoài phạm vi chi trả: Chăm sóc nha khoa và mắt, Thuốc kê đơn, Sơ tán y tế khẩn cấp về nước
Lưu ý: Vì IHS cho phép bạn sử dụng National Health Service, về mặt pháp lý, bạn không bắt buộc phải mua thêm bảo hiểm y tế tư nhân
Khi đến Anh thì các bạn phải đến cơ sở y tế gần nơi ở hoặc thực hiện online để hoàn tất thủ tục đăng kí National Health Service.

AUS

Phạm vi chi trả: Thăm khám bác sĩ đa khoa, chi phí phòng bệnh, dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện, Dịch vụ cấp cứu và xe cứu thương, Một số chi phí xét nghiệm y tế và X-quang, Thuốc kê đơn (có giới hạn)
Bảo hiểm Y tế dành cho Sinh viên Quốc tế (Overseas Student Health Cover - OSHC) là bắt buộc tuyệt đối đối
Ngoài phạm vi chi trả: dịch vụ nha khoa, nhãn khoa, vật lý trị liệu
Thời hạn bảo hiểm: Bạn phải mua OSHC cho toàn bộ thời gian bạn dự định lưu trú tại Úc theo thị thực du học.

US

Lưu ý: Hệ thống bảo hiểm y tế ở Mỹ là rất phức tạp, có thể yêu cầu sẽ khác biệt ở từng bang, thậm chí là từng trường. Bạn hãy liên hệ với Bộ phận quốc tế hoặc để ý các email có chữ Health Insurance hoặc Health Service để hiểu thêm.
Thời hạn bảo hiểm: Cho toàn bộ thời gian lưu trú tại Mỹ.
Mặc dù Mỹ không yêu cầu sinh viên quốc tế phải có bảo hiểm y tế, tuy nhiên, phần lớn các trường ở Mỹ đều bắt buộc sinh viên phải có bảo hiểm y tế (của trường hoặc đơn vị ngoài) mới có thể đăng ký được lớp học. Dù có những trường không yêu cầu, nhưng dịch vụ chăm sóc y tế tại Mỹ rất tốn kém, bạn vẫn nên có bảo hiểm để phòng những trường không mong muốn xảy ra 
Phạm vi chi trả: Thăm, khám bác sĩ đa khoa, điểu trị, cấp cứu,...
Hành trang lên đường 
Sức khoẻ:
Thời tiết ở thành phố bạn sống có thể khác rất nhiều so với Việt Nam, có thể lạnh hơn, nóng hơn, mưa nhiều hơn, độ ẩm cao hơn... Rèn luyện thói quen sinh hoạt điều độ như đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất, đặc biệt là tham gia những hoạt động thể thao ngay từ khi ở Việt Nam và duy trì khi sang du học là cách duy nhất để bạn có thể sẵn sàng cho bất kỳ sự thay đổi nào về thời tiết
Kiến thức:
Cách thức học tập, kiến thức xã hội về con người và văn hoá là những điều bạn hoàn toàn nên chuẩn bị trước để có thể nhanh chóng thích nghi và hoà nhập với môi trường mới
Tâm lý:
Du học không màu hồng - đó là sự thật mà mọi du học sinh phải biết. Sốc văn hoá, sự cô đơn, những lời từ chối những cám dỗ nguy hiểm... Nhưng hãy nhìn vào mặt tích cực thì đây chính là bước ngoặt để bạn trưởng thành, trở thành con người quyết đoán, có trách nghiệm với chính mình.

*Điều lưu ý là nếu có bất kỳ vấn đề gì mà bạn chưa rõ hay cảm thấy vượt khả năng kiểm soát của bản thân, đừng cố gắng tự giải quyết, hãy chia sẻ, tìm sự giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô, bộ phận quốc tế ở trường, gia đình hay từ đội ngũ INDEC.
Tinh thần:
Luôn giữ đầu óc cởi mở bởi nơi bạn đến sẽ có nhiều bạn sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới với nhiều văn hoá khác nhau. Bạn bè và các mối quan hệ khi du học rất quan trọng. Hãy hoà đồng, vui vẻ, chịu khó đi chơi và giao lưu với mọi người để hoà nhập nhanh. 
Chuẩn bị 1 số nội dung thông tin về trường, khoá học, địa chỉ nhà (giống với nội dung phỏng vấn visa) vì an ninh sân bay vẫn có quyền hỏi và nếu bạn ko thể trả lời rõ ràng, họ có quyền cấm bạn nhập cảnh
Mỗi một hãng bay sẽ có quy định riêng về hành lý, các bạn nên đọc và tìm hiểu kỹ để tránh những rắc rối ở khâu kiểm tra hành lý.
Trước khi ra sân bay
Nhớ kiểm tra hành lý và giấy tờ quan trọng trước khi ra sân bay. Với những giấy tờ như quan trọng như passport, visa, giấy khám sức khoẻ ... nên cất cẩn thận trong hành lý xách tay để thuận tiện lấy ra.
Tốt nhất bạn nên có mặt ở sân bay trước từ 3 tiếng để làm thủ tục theo hướng dẫn. LƯU Ý: các bạn đừng nhầm lẫn giờ bay, ví dụ trên vé máy bay ghi 00h00 ngày 10/09 thì giờ bay của bạn cũng có thể hiểu là 12h đêm ngày 09/09.
Nhiều chuyến bay transit sẽ yêu cầu bạn phải tự chuyển hành lý khi nối chuyến, thông tin này luôn có sẵn khi bạn đặt vé, vậy nên hãy kiểm tra thông tin để tránh lỡ chuyến bay tiếp theo
Riêng đối với Mỹ: Khi nối chuyến thì chuyến đầu tiên đáp xuống nước Mỹ luôn yêu cầu học sinh phải lấy hết hành lý ký gửi xuống dù cho thành phố đấy chưa phải chặng cuối cùng. 

Ví dụ: Chặng bay của bạn là Hà Nội -> Hàn Quốc -> Seattle -> Spokane. Thì dù Seattle chưa phải chặng cuối nhưng đấy là nơi nhập cảnh vào Mỹ, nên bắt buộc phải đi lấy hành lý xuống, đưa qua hải quan rồi sau đó lại đưa hành lý đi ký gửi. 
Cẩm nang INDEC - hạ cánh của Du học INDEC
Hạ cánh và những ngày đầu tiên 
MB Cẩm nang INDEC - hạ cánh của Du học INDEC
Hạ cánh và những ngày đầu tiên 
Ổn định cuộc sống 
Giao thông và di chuyển 
Tuỳ theo chỗ ở của bạn, nhưng phương tiện phổ thông có mặt ở hầu hết các nước là xe bus, tàu, xe đạp hoặc là những ứng dụng đặt xe... Hãy tìm hiểu phương tiện phù hợp ngay từ khi chọn nhà nhé.
Lưu ý là các phương tiện công cộng thường có ưu đãi cho sinh viên. Dưới đây là các loại thẻ ưu đãi bạn có thể tìm hiểu:

ANH

ÚC

MỸ

Nhiều trường có tích hợp ID sinh viên với hệ thống xe buýt địa phương để sinh viên được di chuyển miễn phí, hãy kiểm tra thông tin này nhé
Hãy trải nghiệm văn hoá ẩm thực địa phương, nếu bạn bỏ lỡ thì đó sẽ là một thiếu xót vô cùng lớn trong hành trình du học của bạn.
Tuy vậy, hãy cân đối với tài chính của bản thân, đừng để cuối tháng phải "bóp miệng" bạn nhé.
Ăn uống
Tự nấu ăn là một cách để tiết kiệm chi phí và giúp bạn kiểm soát dinh dưỡng. Vậy nên, hãy học cho mình cách nấu những món cơ bản. Cố gắng ăn nhiều rau, đồng thời hạn chế ăn đồ ăn nhanh để duy trì sức khoẻ ổn định.
Sách thường rất đắt, vậy nên, bạn nên thử tìm kiếm phiên bản miễn phí online hoặc tìm mua sách cũ 
Hãy chỉ mua đồ khi bạn cho rằng nó thực sự thiết yếu, do quá nhiều đồ đạc sẽ tương đối vất vả khi bạn chuyển nhà 
Tìm hiểu ngân sách trung bình cho du học sinh tại thành phố bạn đang ở
Quản lý tài chính
Lên kế hoạch chi tiêu ngay từ đầu tháng, chia ngân sách cho từng hạng mục tiêu dùng của bạn
Sử dụng những ứng dụng quản lý tài chính, sau đó gửi một khoản tiền cố định cho từng hạng mục như bạn đã phân chia ở trên và chỉ tiêu trong ngân sách đã có. Nhiều bạn sử dụng cách ghi chép thu - chi, nhưng các bạn thường sẽ ghi thiếu hoặc lười ghi chép sau vài tháng đầu.
Có quỹ dự phòng mà bạn chỉ sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp
Tận dụng ưu đãi cho sinh viên. Tìm hiểu những siêu thị mua sắm giá rẻ để tiết kiệm cho sinh hoạt phí
Việc làm thêm
Trước khi nghĩ đến việc làm thêm, hãy tìm hiểu về quy định sinh viên đi làm trong thời gian đi học của thành phố, trường đại học hay điều kiện học bổng (Có được phép đi làm không, có được làm việc off-campus không...)
Dưới đấy là quy định về việc làm thêm của sinh viên trong thời gian học, bạn hãy tham khảo nhé:
Làm thêm của Du học INDEC
Những dấu hiệu việc làm lừa đảo 
* Lưu ý: Trước khi apply bất kỳ công việc nào thì bạn cũng nên tham khảo ý kiến của Bộ phận sinh viên quốc tế hoặc Bộ phận hỗ trợ việc làm, để có thể nhận được lời khuyên phù hợp nhất
Những dấu hiệu việc làm lừa đảo 
Bạn có thể nhận được tin nhắn về SMS giới thiệu việc làm phù hợp. Tốt nhất không nên mở những đường link đó, nó rất có thể sẽ lấy cắp thông tin của bạn.
Có một vài nhà hàng, thậm chí do người Việt mở, liên tục thuê sinh viên. Tuy nhiên sau 1 vài tháng đầu trả tiền lương đều đặn, họ sẽ liên tục nợ tiền lương. Vì vậy nên tham khảo kĩ từ các bạn sinh viên ở thành phố.
Tuyển dụng "quốc tế" nhưng không cần bằng cấp hay giấy phép làm việc. Hãy kiểm tra kỹ xem công ty đó có thực sự được cấp phép tài trợ visa (Home Office Licensed Sponsors).
Email tuyển dụng không dùng tên miền công ty chính thức
Yêu cầu nộp phí ứng tuyển, phí làm visa, phí đào tạo trước khi được tuyển
Thư mời nhận việc quá nhanh, không có phỏng vấn. Công ty thật sẽ luôn có quá trình sàng lọc, phỏng vấn rõ ràng.
* Lưu ý: Trước khi apply bất kỳ công việc nào thì bạn cũng nên tham khảo ý kiến của Bộ phận sinh viên quốc tế hoặc Bộ phận hỗ trợ việc làm, để có thể nhận được lời khuyên phù hợp nhất
Đặc biệt
CƠ HỘI VIỆC LÀM CÙNG INDEC
Bên cạnh những công việc bạn có thể tìm thấy ở nước ngoài, thì ngay tại Việt Nam, cùng với INDEC, cũng có những cơ hội việc làm được trả lương giúp bạn có thêm chi phí sinh hoạt, vui chơi.
Cơ hội việc làm cũng vô cùng ý nghĩa, hỗ trợ INDEC kết nối, lan toả để giúp nhiều bạn trẻ Việt Nam hiểu mình, xác định mục tiêu đúng đắn, xây dựng định hướng phù hợp trên hành trình vươn ra thế giới.
Chi tiết những cơ hội này, bạn hãy tìm hiểu qua mã QR dưới đây
1. Anh (Vương quốc Anh)
Đại sứ quán Việt Nam tại London: Địa chỉ: 12-14 Victoria Road, London W8 5RD, UK.
Điện thoại: +44-20 7937 1912
Fax: +44-20 7565 3853
Email: officeldn@vietnamembassy.org.uk (chung); consular@vietnamembassy.org.uk (lãnh sự).
Website: Thường là vietnamembassy.org.uk
THÔNG TIN LIÊN HỆ QUAN TRỌNG
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney: Địa chỉ: Suite 205, Level 2, Edgecliff Centre, 203 - 233 New South Head Road, Edgecliff, NSW 2027, Australia.
Điện thoại: +61 2 9327 1912 / +61 2 9327 2539 / +61 2 9326 1129 / +61 2 9326 1202
Fax: +61 2 9328 1653
Email: vnconsul@iinet.net.au / vnconsulation.visa@gmail / Baohocongdan.sydney@gmail
Website: vnconsulation-sydney.mofa.gov.vn
2. Úc
3. Mỹ
Đại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C.: Địa chỉ: 1233 20th Street N.W, Suite 400, Washington D.C. 20036, USA.
Điện thoại: +1-202-861-0737
Fax: +1-202-861-0917 / 861-1297
Email: info@vietnamembassy.us (thông tin chung); consular@vietnamembassy.us (lãnh sự); visatovn@vietnamembassy.us (cấp thị thực).
Website: vietnamembassy-usa.org
Thực tế là chỉ những trường hợp vô cùng khẩn cấp chúng ta phải nhờ đến đại sứ quán. Vậy nên, hãy luôn giữ chặt liên lạc với chính văn phòng học sinh quốc tế của trường, hội sinh viên Việt Nam. Biết Advisor của mình là ai, có số điện thoại, email của họ.

Hội sinh viên Việt Nam tại các nước thường có chi hội nhỏ tại từng thành phố, trường. Thông tin những chi hội này tương đối dễ tìm kiếm, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm trên website của trường hoặc kết nối trực tiếp với những người Việt tại cùng trường, cùng thành phố
Lời cảm ơn 
Để hoàn thành được cuốn cẩm nang này với những thông tin sát thực tế nhất tại những quốc gia cách cả ngàn cây số, đội ngũ INDEC xin được gửi lời cảm ơn đến những bạn du học sinh thân yêu đã dành thời gian để chia sẻ thông tin hỗ trợ INDEC cũng như các bạn trẻ khác chuẩn bị du học.
Nguyễn Xuân Nhi
Nottingham Trent University
Nguyễn Đức Minh 
Gonzaga University 
Điện thoại: 024 7305 3355

Profile Du học INDEC: Truy cập link
Du học INDEC - Công ty TNHH Tư vấn, Đầu tư và Giáo dục Trí Cường
Địa chỉ: Tòa nhà INDEC, ngõ 474 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội
Email: news.duhoc@indec.vn
Mọi thông tin, hình ảnh trên đây thuộc sở hữu của Du học INDEC,
bạn có thể sharing & trích dẫn nguồn, không reup dưới mọi hình thức

Tiêu chí khi chọn nhà:
+ Cách trường khoảng 15 phút đi bộ (Dù bạn thích đi bộ đến thế nào thì những ngày học mệt mỏi hay thời tiết xấu thì việc đi bộ sẽ trở thành 1 cực hình)
+ Nếu không thể đi bộ đến trường, hãy xem xét xung quanh có trạm xe bus cách nhà 5-7 phút đi bộ
+ Chọn nhà tiện đi chợ hoặc siêu thị (ở xa sẽ khiến việc xách đồ về tương đối vất vả, nhất là với các bạn nữ)
+ Tránh thuê các khu vực gần ga tàu (vì đây là những khu vực khá ồn ào)
ĐỊA ĐIỂM
Tiêu chí khi chọn nhà:
+ Có hợp đồng thuê nhà rõ ràng 
+ Nếu bếp và vệ sinh chung thì chỉ nên chung với tối đa 4 người 
+ Chọn phòng có cửa sổ do nhiều khu vực có thể thiếu nắng, nhất là mùa đông, nên nếu phòng quá bí sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý
+ Nên kiểm tra địa chỉ nhà trên Google Map. Hãy kiểm tra kỹ cơ sở vật chất và chụp lại tình trạng ngay khi nhận (tránh bị trừ tiền oan khi trả nhà)
GIẤY TỜ & CƠ SỞ VẬT CHẤT
Tiêu chí khi chọn nhà:
+ Nếu có thể hãy nói chuyện trước với bạn cùng phòng để có cái nhìn khái quát trước.
+ Nên thật lòng chia sẻ và đặt những giới hạn ngay từ khi mới về ở chung. Đồng thời, rạch ròi về đồ chung/riêng
+ Giữ cho mình một cái nhìn cởi mở về những cá tính, lối sống và văn hoá khác
NẾU BẠN CÓ Ý ĐỊNH Ở CHUNG